Blog - Ký sự

19 02/2025

Gợi Ý Các Điểm Lễ Chùa Đầu Năm Tại Hà Nội Để Cầu Gì Được Nấy

by | 2025-02-19 17:46:39 | 1144 lượt xem

Khám phá ý nghĩa phong tục đi lễ chùa đầu năm và danh sách những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội. Tìm hiểu các lưu ý cần thiết để có một chuyến đi lễ suôn sẻ và trọn vẹn.

Đi lễ chùa đầu năm là một phong tục truyền thống quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Vậy ở Hà Nội đầu xuân nên đi lễ chùa nào? Bài viết này gợi ý các ngôi chùa linh thiêng tại Thủ đô để bạn có thể ghé thăm trong dịp Tết, từ chùa Trấn Quốc đến chùa Quán Sứ, chùa Hà,… Cùng với đó là những lưu ý cần thiết để có một chuyến đi lễ trọn vẹn và ý nghĩa.

Ý nghĩa phong tục đi lễ chùa đầu năm

Vào khoảnh khắc giao thừa, khi năm cũ khép lại và năm mới bắt đầu, nhiều người thường lựa chọn đến chùa để cầu nguyện cho sức khỏe, tài lộc và sự bình an cho bản thân và gia đình. Phong tục đi lễ chùa đầu năm không chỉ đơn thuần là một hoạt động tôn giáo mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa sâu sắc.

Cầu an cho bản thân và gia đình: Lễ chùa đầu năm là dịp để mỗi người cầu bình an cho bản thân, sức khỏe cho gia đình và may mắn cho mọi người. Nhiều người tin rằng việc cầu nguyện tại chùa sẽ giúp họ tránh xa tai ương và gặp điều tốt trong năm mới.

Xin tài lộc và may mắn: Ngoài việc cầu an, người dân thường xin quẻ, xin chữ để mong điều may mắn đến với mình. Đây là những tín ngưỡng phổ biến trong văn hóa Việt nam và đã được gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống: Đi lễ chùa vào dịp đầu năm thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần, tổ tiên và giá trị văn hóa của dân tộc. Qua đó, những thế hệ trẻ cũng hiểu hơn về nguồn cội, truyền thống tốt đẹp của người Việt

Gợi ý các ngôi chùa linh thiêng để đi lễ đầu xuân

Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội (hơn 1500 năm tuổi), tọa lạc bên bờ Hồ Tây, phía cuối đường Thanh Niên. Với kiến trúc đặc sắc, chùa mang lại không gian thanh tịnh lý tưởng cho những ai đến cầu nguyện. Nhiều người đến đây để cầu bình an, tài lộc cho gia đình.

Điểm khác biệt của chùa Trấn Quốc so với những ngôi chùa khác ở Hà Nội là vườn tháp cổ độc đáo nằm ở phía sau chùa, nơi có nhiều ngôi tháp cổ từ thời Vĩnh Hựu, Cảnh Hưng vào thế kỷ XVIII. Ngoài ra còn tòa Bảo Tháp Lục Độ Đài Sen mới được xây vào năm 1998 tạo nên điểm nhấn riêng biệt chỉ có ở chùa Trấn Quốc.

Chùa Quán Sứ

Nằm ở số 73 phố Quán Sứ, Hoàn Kiếm, chùa Quán Sứ có vị trí đắc địa ngay trung tâm Thủ đô xa hoa, nhộn nhịp. Cũng như những ngôi chùa khác, Chùa Quán Sứ mở cửa đón khách từ 6h sáng đến 19h tối hàng ngày. Vào các ngày Lễ Tết, chùa có thể đóng cửa muộn hơn ngày thường.

Chùa Quán Sứ không thờ Mẫu và Tam - Tứ Phủ, chỉ duy trì đức tin Phật giáo thuần tuý. Chùa Quán Sứ cũng là nơi làm việc của các vị hoà thượng trong Hội đồng trị sự trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các vị đại đức, thượng tọa, tăng ni của văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Chùa cũng lưu trữ rất nhiều thư từ, tài liệu Phật giáo và là trung tâm giảng dạy, nghiên cứu, truyền bá Phật giáo lớn nhất Việt Nam.

Chùa Hà

Chùa Hà toạ lạc tại phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy. Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với đình Bối Hà hợp thành cụm di tích Đình - chùa Hà. Không biết từ bao giờ, người dân Hà thành đã coi chùa Hà là nơi cầu duyên linh ứng. Những bạn trẻ chưa vợ, chưa chồng đến chùa để sắp lễ khấn cầu tìm được một nửa yêu thương. Những cặp đôi đang yêu cũng thành kính mong đợi tình duyên luôn êm đẹp, trăm năm hạnh phúc.

Chùa Cổ Loa

Ngôi chùa có tên theo Hán tự là “Bảo Sơn Tự” (chùa Bảo Sơn), thường được gọi theo địa danh thôn là chùa Cổ Loa, thuộc xã Cổ Loa - huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội. Tại đây sẽ có Lễ hội đền Cổ Loa diễn ra từ sáng sớm mùng 6 Tết đến hết ngày 18 tháng Giêng (3 hoặc 5 năm 1 lần). Lễ hội thành Cổ Loa là lễ hội truyền thống thu hút đông đảo người dân và du khách mỗi đầu xuân. Lễ hội được coi là biểu tượng văn hóa và tín ngưỡng của địa phương, được tôn vinh qua câu nói "Chết bỏ con bỏ cháu, sống không bỏ mùng 6 tháng Giêng".

Chùa Kim Liên

Ngôi chùa này ngự tại địa phận phố Từ Hoa, thuộc làng Nghi Tàm, phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội. Chùa Kim Liên sở hữu lối kiến trúc cung đình cổ kính phong xưa, trầm mặc qua năm tháng, được công nhận là một trong 10 di tích kiến trúc tôn giáo độc đáo nhất tại Việt Nam. Mỗi năm, chùa Kim Liên Tây Hồ đều thu hút lượng khách tham quan lớn, góp phần đẩy mạnh hoạt động du lịch của Thủ đô. Nơi đây là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn. Khi đến chùa, bạn có thể cầu nguyện sức khỏe và an lành trong năm mới.

Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh tọa lạc tại số 382 phố Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những ngôi chùa đông đảo người dân và phật tử tìm đến chiêm bái, cầu an, và làm lễ dâng sao giải hạn mỗi dịp đầu năm mới. Khoảng ngày 14-15 tháng Giêng Âm lịch, chùa tổ chức Đại lễ cầu an lớn nhất năm, mở cửa từ sáng sớm. Tuy nhiên, ngay từ đầu giờ chiều, chùa thường đã chật kín người mang lễ đến. Vì vậy, nếu bạn có kế hoạch đến đây cầu an, cần chủ động đi từ sớm để xếp lễ.

Những lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm

Chuẩn bị lễ vật

Trước khi lên đường đi lễ, cần chuẩn bị những lễ vật phù hợp với truyền thống của ngôi chùa mà bạn sẽ đến. Thông thường, các lễ vật phổ biến bao gồm hoa tươi, trái cây, và thực phẩm chay như xôi, bánh. Lưu ý rằng mỗi chùa có thể có những yêu cầu riêng về lễ vật, vì vậy hãy tìm hiểu trước.

Trang phục phù hợp

Khi đến chùa, bạn nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo và tôn nghiêm. Hãy tránh những trang phục hở hang hoặc quá sặc sỡ, điều này thể hiện sự tôn trọng với không gian linh thiêng. 

Do có thể phải đi bộ hoặc đứng lâu trong khuôn viên chùa, bạn nên chọn đôi giày thoải mái. Giày dép dễ tháo ra sẽ giúp bạn thuận tiện hơn khi vào trong chùa, bởi nhiều ngôi chùa yêu cầu phật tử cởi giày dép trước khi vào lễ.

Tuân thủ quy tắc lễ bái

Mỗi ngôi chùa đều có những quy tắc và nghi thức lễ bái riêng. Khi dâng lễ, bạn nên thực hiện đúng các bước lễ bái, như cúi lạy, thắp nhang, và đọc lời cầu nguyện (nếu có). Hãy chú ý đến những người xung quanh và tôn trọng nghi thức của ngôi chùa.

Hành vi chuẩn mực 

Khi vào chùa, bạn cần giữ yên lặng và tôn trọng không gian chân linh. Nói chuyện lớn, gây ồn ào có thể làm ảnh hưởng đến tâm linh của những người khác. Sau khi lễ bái xong, hãy nhớ dọn dẹp và không vứt rác bừa bãi trong khuôn viên chùa. Ngoài ra, nếu đi cùng con trẻ, hãy để ý trông nom để trẻ em không nghịch ngợm, phá phách cảnh quan trong chùa.

Hy vọng rằng những gợi ý về các ngôi chùa linh thiêng và những lưu ý khi đi lễ sẽ giúp bạn có một trải nghiệm tuyệt vời trong dịp đầu năm. Hãy để những điều tốt đẹp, may mắn và bình an luôn đồng hành bên bạn trong suốt một năm mới. Chúc bạn và gia đình có một năm mới an khang, thịnh vượng và hạnh phúc!

Lục Thủy Restaurant & Lounge
 
Số 16 Đường Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
Hotline    : 0908.86.8338 / 0902.79.1616 
Email      : contact@lucthuy.com
Sẵn sàng tiếp đón - Tận tình phục vụ!

Danh mục

Lưu trữ (...)

Mạng xã hội

Giờ mở cửa

  • 07:00 – 24:00
  • Tất cả các ngày trong tuần

Liên hệ

Fanpage