Blog - Ký sự

17 01/2023

Tết cổ truyền Việt Nam - Nét văn hoá đẹp ngàn đời

by | 2023-01-17 15:27:25 | 7868 lượt xem

Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về là mỗi người lại nhớ về quê hương, cội nguồn và chính Tết cổ truyền Việt Nam đã góp phần tô đậm bản sắc văn hóa cũng như in sâu vào tâm thức của người Việt.

Khi Tết Nguyên đán là ngày Tết cổ truyền đã có từ lâu đời của Việt Nam không chỉ là một thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới mà còn chứa đựng của quan niệm sống cũng như những phong tục, tín ngưỡng độc đáo đậm nét văn hóa của dân tộc.



~Tết cổ truyền Việt Nam là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt~


1. PHONG TỤC CÚNG BÁI NGÀY TẾT


Theo phong tục truyền thống, Tết cổ truyền Việt Nam được khởi đầu từ ngày 23 tháng Chạp (tức 23 Tết) và kéo dài đến ngày mùng 7 Tết, trong đó có 3 ngày đầu năm mới thường được gọi là Tết Nguyên đán – Tết đầu năm mới. Để mọi người có thể hiểu rõ hơn về ngày Tết đặc biệt nhất trong năm hãy cùng tìm hiểu về phong tục cúng bái ngày Tết ngay dưới đây.


Cúng ông Công ông Táo: Được diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch,  vào ngày này mọi người sẽ dọn dẹp sạch sẽ bếp, mua cá vàng, tiền vàng,... để cúng ông Công ông Táo về chầu trời cũng như báo cáo mọi việc của gia chủ qua một năm. Sau khi cúng xong, thả cá vàng cũng là một phong tục Tết cổ truyền Việt Nam từ xa xưa.


- Cúng đón giao thừa: Là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới nên tùy vào điều kiện của mỗi gia đình sẽ cúng hoa quả hay xôi gà và được thực hiện ở ngoài trời và đem bỏ những điều xấu, xui xẻo của năm cũ để có thể đón những điều tốt đẹp trong năm mới.


Cúng Tân Niên: Cầu mong ông bà, tổ tiên, các bậc thần linh ban cho những phước lành và sự may mắn để giúp gia chủ có một năm mới an khang, thịnh vượng và thắng lợi. Lễ cúng này được diễn ra vào buổi trưa, chiều mùng 1 tùy vào từng gia đình khác nhau. Mâm cơm cúng Tân Niên cũng cần chuẩn bị đầy đủ những món ăn phù hợp như gà luộc, xôi chè, canh măng,… như để thể hiện được tấm lòng của con cháu đối với ông bà tổ tiên.


Xem thêm: Khám phá các món ăn mang đậm văn hóa ẩm thực tết Miền Bắc



~ Cúng ông Công ông Táo được diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch~


2. DỌN DẸP VÀ TRANG TRÍ NHÀ CỬA


Thêm một phong tục Tết cổ truyền Việt Nam chính là dọn dẹp và cùng nhau trang trí nhà cửa để đón năm mới đang đến. Thói quen dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa nhằm mục đích bỏ hết đi những điều không may mắn, suôn sẻ của năm cũ và chuẩn bị chào đón năm mới với những điều may mắn, tài lộc nhiều hơn.


Việc trang trí lại nhà cửa cũng sẽ được thực hiện tùy theo sở thích của mỗi gia đình nhưng vẫn giữ được nét truyền thống đặc trưng. Thông thường mọi người thường sẽ treo những câu đối, tranh Tết và trong nhà sẽ đặt những lọ hoa, chậu hoa với đủ màu sắc mang đậm hơi thở của mùa Xuân như: hoa đào, hoa mai, hoa cúc vàng, chậu quất… cùng mâm ngũ quả được bày trí cẩn thận để thắp hương trên bàn thờ gia tiên.



~ Tết đến là dịp mọi người dọn dẹp và trang trí nhà cửa ~


3. ĐI LỄ CHÙA ĐẦU NĂM


Đi lễ chùa vào dịp đầu năm là một trong những nét đẹp tâm linh trong văn hóa của người Việt từ xưa đến nay. Đặc biệt hơn khi vào những ngày Tết Nguyên đán, người người, nhà nhà đi lễ chùa vừa để thể hiện tấm lòng thành kính đối với Đức Phật, tổ tiên vừa là dịp để mong cầu những sự may mắn, suôn sẻ, thành công trong một năm mới đến gần. Đây cũng là một nét phong tục Tết cổ truyền Việt Nam đã có từ xưa và được mọi người thực hiện cho đến ngày nay.


Sau khi thăm thú những ngôi chùa ở gần nơi sinh sống, nhiều gia chủ cũng lựa chọn những ngôi chùa lớn, linh thiêng,… để cầu may mắn, tài lộc, sức khỏe trong năm mới mong cho gia đình và các thành viên trong nhà có một năm mới thực sự vẹn tròn.


Xem thêm: Phong tục lễ chùa đầu năm của người Việt và những địa điểm lễ chùa đằn năm ở Hà Nội



~ Lễ chùa đầu năm là dịp cầu may mắn, tài lộc, sức khỏe cho bản thân và gia đình ~


4. XÔNG ĐẤT VÀ LÌ XÌ


Theo phong tục Tết cổ truyền Việt Nam thì xông đất đầu năm là điều vô cùng quan trọng nên nhiều gia đình còn đi xem tuổi hợp xông nhà, nhờ người hợp tuổi xông đất để mong cầu những điều may mắn, gia đình làm ăn phát tài, phát lộc. Thời điểm xông đất thường được diễn ra sau phút giao thừa và người xông đất thường là người vui tính, hay gặp may mắn, xởi lởi,… thì gia chủ sẽ luôn may mắn, sung túc trong năm mới. 


Tục xông đất và lì xì năm mới cũng là nét đẹp văn hóa của người dân Việt vào những ngày đầu năm. Đây là những “phép tắc” từ quá khứ của cha ông, con cháu cầu chúc cho năm mới, may mắn, sung túc trong mọi hoàn cảnh, công việc suôn sẻ, học hành tấn tới.



~ Xông đất và lì xì cũng là tục lệ từ xưa đến nay được lưu giữ ~


Xem thêm: Lịch trình mùng 1 Tết đi đâu chơi ở Hà Nội cả năm gặp may mắn


Bên cạnh đó, tục mừng tuổi cũng là nét đẹp nhân sinh hướng thiện trong tâm thức của mỗi người khi Tết Nguyên đán đến. Việc chúc tết và mừng tuổi không nhất thiết phải có nhiều lễ vật đắt tiền mà quan trọng và tấm lòng của người mừng tuổi thể hiện tấm lòng quan tâm đến mọi người.


Như vậy Tết cổ truyền Việt Nam là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống từ xa xưa đã và đang được con cháu gìn giữ và phát triển mà không mất đi những ý nghĩa quan trọng.

Lục Thủy Restaurant & Lounge
 
Số 16 Đường Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
Hotline    : 0908.86.8338 / 0902.79.1616 
Email      : contact@lucthuy.com
Sẵn sàng tiếp đón - Tận tình phục vụ!

Danh mục

Lưu trữ (...)

Mạng xã hội

Giờ mở cửa

  • 07:00 – 24:00
  • Tất cả các ngày trong tuần

Liên hệ

Fanpage